Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Bọ ban miêu làm thuốc

Bọ ban miêu thuộc lớp côn trùng Insectea, bộ cánh cứng Coleopotare, họ ban miêu Melodea, giống
Mykabris, loài bọ ban miêu Mylabris phalerata. Bọ có tên Hán Việt khác là ban táo, ban mâu...

Bọ ban miêu sống chủ yếu trên cây đậu đen. Chiều dài cơ thể trung bình 3-3,5cm. Toàn thân màu đen trừ 3 sọc vàng to ở trên mỗi cánh cứng, Sọc vàng thứ nhất gần phần ngực được tạo bởi 2 chấm vàng tách riêng, một lớn nằm ờ phần đỉnh cánh, một nhỏ hơn nằm ở phần dưới cánh. Hai sọc vàng còn lại liền nhau nằm ở giữa và gần cuối cánh. Mõm nhọn thân thể có mùi hôi. Loài bọ ban miêu này độc, nên chỉ cần chạm vào là nó tiết ra nước màu vàng nhạt có thể làm bỏng rộp da. Loài bọ ban miêu này đều được dùng làm thuốc trong đông y. Ở Việt Nam,bọ ban miêu phân bố trên toàn quốc và hay ở những cây họ đậu.
Bọ Ban Miêu


Loài bọ ban miêu có chứa hoạt chất Cantharidin (C10H120O4), là một trong chất rất độc hại gây phồng rộp d. Cantharidin được sử dụng trong y tế để loại bỏ mụn cóc và bọ ban miêu được thu thập vì mục đích này. Đối với hầu hết các động vật có chất Cantharidin thì bọ Ban Miêu độc nhất.

Bài Thuốc từ bọ ban miêu:

Theo y học cổ truyền của Trung Quốc bọ ban miêu được bào chế như sau: Khi dùng phải chặt bỏ đầu, cánh chân rồi trộn với gạo nếp sao vàng thật kỹ. Sau đó bỏ bọ Ban Miêu đi, chỉ dùng gạo nếp còn lại. Khi cần, có thể dùng cả con ban miêu nhưng phải treo trước gió một đêm cho bớt khí độc, nếu dùng sống sẽ bị thổ tả dữ dội.
Hiên nay người ta dùng Ban Miêu bằng cách bỏ đầu và cánh vì có cạnh sắc. Lấy gạo nếp tẩm ướt trộn với thân Ban Miêu và sao vàng lên. Khi dùng có thể dùng thân Ban Miêu.bỏ gạo nếp hoặc dùng gạo nếp bỏ Ban Miêu (Bệnh nhẹ), rồi tán bột trộn với thuốc bột khác để bôi ngoài. Hoặc bỏ đầu và bỏ bấu đốt sau cùng của cơ thể rồi rút luôn ruột ra/ Khi dùng sao với gạo nếp 1-2 lần để giảm độc.
 Ban Miêu có vị cay, tính hàn, rất độc nên chỉ dùng chữa bệnh ngoài da, thậm chí có thể ăn nát chỗ thịt đã chết. Chất này được dùng trị loa lịch, đinh nhọt,ác sang,lậu,khi uống tiểu đau tức buốt. Đàn bà có thai phải kiêng không dùng.
Vị thuốc kỵ là ba đậu, đơn sâm, cam thảo.-Không được dùng chung gây ra ngộ độc

Liều dùng: Ngày dùng 1-2 con, khoảng 0,4-0,8g. Khi chưa bào chế phải bảo quản đựng vào lọ kín, nơi khô ráo vì dễ bị sâu mọt. Bào chế xong cần đựng lọ kín.cất kỹ vì đây là loại thuốc độc bảng A.

Trị lở ngứa kinh niên: Ban Miêu sao qua tán bột, trộn mật xức lên ( Ngoại Đài Bí Yếu)
Trị chó dại cắn: Ban Miêu, Hoạt thạch, Hùng hoàng, Xạ hương, tán bột uống với rượu hoặc nước cơm (Phò Nguy Tán- Y Tông Kim Giám)
 Theo T.S TRƯƠNG XUÂN LAM
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét