Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Tác dụng của nước mía

Tác dụng của nước mía
Nước mía lợi tiểu, giải rượu
 * Theo Đông y. nước mía cầm nôn ọe, làm khoan khoái lồng ngực, mía ngọt mát thanh nhiệt, tốt cho tiêu hóa, nhuận tràng, giải rượu. trừ đàm và bổ sung dịch thể.
 *** Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá. vu giá. thử giá, can giá... Vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh VỊ và PHẾ, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hòa trung hạ khí, lợi tiểu giải rượu, tiêu trừ mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa, thường được dùng làm chũa các chứng trạng bệnh lý như môi khô miệng khát, tân dịch bất túc (Bệnh lý sốt cao gây mất nước), tiểu tiện bất lợi, đại tiện táo kết, phản vị ẩu thổ (Chứng nôn mửa, ăn vào thì bụng đầy trướng, sáng ăn chiều nôn, chiều ăn tối nôn,nôn ra thức ăn không tiêu hóa)...Sốt cao phiền nhiệt.

*** Công dụng giải rượu: Các thầy thuốc đời xưa và nhiều y thư cổ đã bàn đến với những kiến giả khá sâu sắc. Sách Bản thảo cương mục viết: " Giá tương, chỉ ẩu uyết phản vị, khoan hung cách- Nghĩa là  Nước mía cầm nôn ọe, làm khoan khoái lồng ngực". Sách Tùy tức cư ẩm thực phổ viết:" Cam giá cam lãnh thanh nhiệt, hòa trung nhuận tràng, giải tửu tiết ưu, hóa đàm sung dịch- Nghĩa là  Mía ngọt mát thanh nhiệt,tốt cho tiêu hóa,nhuận tràng,giải rượu, trừ đàm và bổ sung dịch thể."
 Trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe.
+ Trị nôn mửa: Dùng nước mía có pha thêm chút gừng tươi.
+ Khi viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hòa lẫn nước sắc hoàng liên để giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng.
+ Với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan,có cảm giác sốt nhẹ về chiều,hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết... Nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế,chỉ khái và trừ đàm.
Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt, nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bênh phát triển,có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Vả lại, mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người bị mắc bệnh tiểu đường không nên uống nhiều nước mía...







Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Rắn một mắt

 Các nhà sinh vật học Châu Phi vừa công bố tìm ra được một loại rắn mới, chúng có chiều dài từ 10 đến 20 cm..

 Chúng có hình dạng như sau: Đầu rắn có hình nấm, mầu đen trũi, hoặc màu vàng, màu đỏ, màu trắng tùy theo độ thích nghi với môi trường sống của chúng. Điều đặc biệt chúng chỉ có duy nhất một mắt ở đỉnh đầu nhưng bù lại nó có khả năng tìm mồi trong bóng tối cực tốt. Ở phần đuôi của loài rắn này thường có một chùm lông xù lên khá dị hợm.
Loài rắn độc nhãn này thường tấn công các con mồi là phụ nữ ( đàn ông cũng bị nhưng khá hiếm).Khi tấn công chúng thường mổ tới tấp và cực kỳ chính xác vào vùng giữa hai đùi nạn nhân, cho đến khi nạn nhân mệt nhoài và lịm đi. Những cú mổ của rắn độc nhãn ít khi gây đau đớn, mà trái lại thường gây cảm giác rất khó tả cho nạn nhân. Sau khi tấn công, loài rắn này sẽ phun vào vết thương của nạn nhân một loại nọc độc màu trắng đục. Sau một thời gian chất độc sẽ phát tác khiến cho bụng nạn nhân bị nó mổ sẽ sưng tấy và ngày càng to, rất khó chịu, tuy nhiên không gây chết người.

 Đỉnh điếm sau 9 tháng nạn nhân phải tới bệnh viện để các bác sỹ lấy mầm tích tụ trong bụng ra. Nạn nhân sẽ khỏe lại sau một thời gian, nhưng dưới tác hại của nọc độc, cơ thể của họ sẽ bị biến dạng khá nhiều. Những nơi loại rắn độc thường tấn công là trong phòng ngủ, phòng tắm, sô-pha, ghế sau xe hơi, trong bóng tối của công viên, trong nhà nghỉ, khách sạn....

 Tuổi thọ của loại rắn này trung bình là 25 đến 35 năm , sau đó có thể chúng vẫn sống nhưng hầu như vô hại. Khả năng phun nọc của rắn độc nhãn tùy thuộc vào tuổi của chúng! Trong những năm đầu chúng có thể tái tạo nọc độc trong một thời gian rất ngắn (chừng 30 phút đến 1 giờ), sau đó có thể phun nọc độc được lại ngay. Còn rắn già thì khả năng tái tạo nọc độc khá lâu (Có con kéo dài cả tháng, thậm chí có con nhìn thấy phụ nữ, có mời nó cắn nó cũng không buồn cắn).

  Các nhà sinh vật học Châu Phi cũng khuyến cáo rằng : Đối phó với loại rắn này các chị em nên đứng xa chúng tổi thiểu là 2m, bởi loại rắn này tuy nghiểm hiểm luôn sẵn sàng cắn nhưng lại chạy khá chậm. Nếu chẳng may bị chúng cắn mà muốn ngăn chăn sự phát tác của nọc độc thì phải nhanh chóng rửa vết thương một cách kỹ lưỡng. Khi thấy nguy cơ có thể bị loại rắn này cắn ở mức cao thì phải luôn đem theo thuốc phòng rắn. Loại thuốc này có bán nhiều ở các hiệu thuốc.

Tuy là rắn độc, hình dạng xấu xí (so với các loại rắn khác). có thể tấn công con người bất cứ lúc nào nhưng đa số chị em phụ nữ đều muốn nuôi một con trong nhà để làm cảnh hoặc để được chúng cắn, bởi ngoài tác hại, nọc độc của loại rắn này còn có công dụng chữa nhiều bệnh khác. Khi nuôi trong nhà, loài rắn này có tập quán rất thích nằm ngủ trong các túi vải vào ban ngày, ban đêm mới đi săn mồi.